Email: phelieusonbau@gmail.com
Email: phelieusonbau@gmail.com

TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Ngày nay, ô nhiễm không khí được coi là vấn đề đáng quan tâm nhất toàn cầu. Tác hại của ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất lớn và gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường sống của sinh vật. Nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời các tác hại của ô nhiễm không khí, chúng ta sẽ sống trong một môi trường đầy khí độc không thể cứu vãn.

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Cùng với sự gia tăng dân số và nhiệt độ Trái Đất nóng dần lên, không khí mà con người hít thở mỗi ngày cũng đang bị ô nhiễm trầm trọng đáng báo động do các động cơ và quy trình công nghiệp vẫn tiếp tục và không ngừng sản sinh hàng ngàn khí và chất độc hại ra môi trường hàng ngày, hàng giờ. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật và một yếu tố chính dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo nghiên cứu của các hiệp hội về môi trường, một nửa dân số trên thế giới không được tiếp cận với nhiên liệu hoặc công nghệ sạch, 9/10 người trong số này đang phải hít không khí ô nhiễm, và có đến 7 triệu người bị giết chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí. Do đó, các biện pháp thiết thực để giảm ô nhiễm không khí cần được quan tâm và đầu tư thực hiện nhiều hơn nữa, triệt để hơn, áp dụng cùng với các chính sách và biện pháp kiểm soát hiệu quả.

tac-hai-cua-o-nhiem-khong-khi

NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí đến từ trong tự nhiên:

  • Bụi không khí từ nơi có diện tích lớn hay thảm thực vật thưa thớt như sa mạc hay hoang mạc
  • Quá trình tiêu hóa thức ăn của động vật sản sinh ra khi Metan
  • Khí Radon từ sự phân rã phóng xạ trong lớp vỏ trái đất. Khí Radon là nguyên nhân thường gặp nhất thứ hai gây ra ung thư phổi, sau hút thuốc lá.
  • Khói bụi, cacbon monoxit từ cháy rừng
  • Hoạt động núi lửa, tạo ra lưu huỳnh, clo và tro bụi.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ các hoạt động sản xuất công nghiệp:

  • Các hoạt động công nghiệp sẽ sinh ra lượng khói bụi khổng lồ, được thải trực tiếp vào không khí hoặc chất khí được tạo ra trong quá trình đốt nhiên liệu như CO2, CO, SO2,…
  • Hơi khói từ sơn xịt hay các dung môi khác
  • Các hoạt động ngành công nghiệp cao cũng có tác động đáng kể tới ô nhiễm không khí như khí độc, vũ khí hạt nhân, các chất hóa học,…

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ hệ thống giao thông vận tải là nguyên nhân chủ yếu và thường xuyên

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ quá trình sinh hoạt của con người: quá trình đun nấu, sử dụng các nguyên liệu đốt, vứt rác bừa bãi, hút thuốc lá, sử dụng bia rượu,…

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí do các hoạt động nông nghiệp như sử dụng thuốc trừ sâu, phá rừng canh tác….

tac-hai-cua-o-nhiem-khong-khi

TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ – HẬU QUẢ CHỦ YẾU CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Tại Việt Nam, với sự phát triển của một số lĩnh vực như công nghiệp, vận tải, đô thị hóa nhanh dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng. Đầu tháng 03/2019,Tổ chức quốc tế giám sát chất lượng không khí AirVisual cảnh báo mức ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại TP.HCM và TP. Hà Nội, với nồng độ bụi siêu vi PM2.5 (bụi mịn) hiện ở mức 102,7 µg/m³. Thực trạng ô nhiễm không khí tại TP.HCM và TP. Hà Nội đang duy trì ở mức thuộc nhóm có hại cho sức khỏe con người, có lúc lên đến ngưỡng đáng báo động. Siêu bụi sẽ xâm nhập vào phổi dù chúng ta có sử dụng khẩu trang vải hay khẩu trang y tế. Từ đó, gây nên những bệnh về phổi và các bệnh khác như đẩy nhanh quá trình lão hóa, suy giảm chức năng hô hấp, gây các bệnh như: hen suyễn, ho, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, suy nhược thần kinh, tim mạch, thậm chí là ung thư và làm giảm tuổi thọ con người.

Đối với động – thực vật: Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả các loại sinh vật. Ô nhiễm môi trường cùng với sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay đổi ở động- thực vật trên Trái đất, gây thoái hóa, biến đổi gen và hủy hoại thảm sinh vật đa dạng.

Đối với vật chất, ô nhiễm môi trường đẩy nhanh quá trình oxi hóa, làm gỉ kim loại, ăn mòn bê tông, giảm độ bền của giấy, cao su, vải….

Đối với toàn cầu mang tầm vĩ mô và lâu dài, tác hại của ô nhiễm không khí sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như mưa acid, hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng ozon và biến đổi khí hậu, gây mưa bão, động đất, sóng thần và các hiện tượng bất thường khác, hủy diệt môi trường sống của nhân loại.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Reply